Nguyên nhân gây nên tình trạng hú rít ở nhiều dàn karaoke có thể là do lựa chọn thiết bị chưa thực sự hợp lý, cách lắp đặt chưa tối ưu. Hoặc cũng có thể là do người dùng chưa biết cách chỉnh amply vừa chống hú tốt vừa hay. Chính vì vậy, Vidia muốn chia sẻ đến các bạn cách chỉnh amply karaoke hay, chống hú tốt nhất hiện nay. Giúp bạn hài lòng với chất lượng âm thanh của dàn karaoke bạn đang sở hữu. Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nhé!

 

Bạn đang sử dụng dàn âm thanh karaoke như thế nào? Dàn karaoke có thể bao gồm các thiết bị thiết yếu như đầu karaoke, amply loa, micro karaoke hoặc với những dàn cao cấp sẽ thay thế amply sang main - mixer, bổ sung loa sub, các thiết bị chức năng khác. Chính vì vậy, một dàn karaoke bị hú rè có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. 


Vấn đề hú rè có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

 

chinh-amply-karaoke-hay-chong-hu

 

>> Nguyên nhân chủ yếu chính là thiếu công suất, âm lượng không đủ cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Khi không còn headroom dự trữ thì sẽ dẫn đến hiện tượng clip (tương tự như quá tải) và kết quả là âm thanh sẽ bị méo dẫn tới tiếng mic ra loa bị hú, rè . Và có thể rè ở cả loa bass, mid, hoặc tép nếu loa 3 đường tiếng. 


>> Trong trường hợp các bạn tăng âm lượng nhất là âm lượng micro thì việc hú gần như là tất yếu vì lúc này ta đã tăng cả độ nhạy của mic và việc nó bắt được tiếng của chính nó (được phát ra từ loa) sẽ dễ dàng hơn. EQ gần như hết tác dụng vì amply đã phát hết công suất thì tất cả mọi dải tần đều có thể gây hú.  Sự thay đổi âm lượng không hợp lý là nguyên nhân gây hú thường xuyên. Vì vậy, với các  bác sử dụng mixer, có thể thao tác chỉnh trên mixer. Nguyên tắc chỉnh là âm lượng như dòng nước chảy: đầu nguồn nhỏ nhất, cuối nguồn lớn nhất.


>> Hoặc có thể trong khi hát, bạn chĩa thẳng micro và loa , tình trạng dội âm gây ra tiếng hú khi hát. Nguyên nhân này có thể khắc phục bằng cách hướng micro lệch với loa.


>> Nguyên nhân khác là do phòng hát chưa được thiết kế lọc âm tốt, khiến âm thanh bị dội khi hát. Quá trình cộng hưởng vì thế xảy ra và gây ra tiếng hú của micro. Bạn có thể cải thiện lại phòng hát bằng cách cải tạo tiêu âm, tán âm hoặc bố trí lại phòng hát.


>> Quan trọng hơn và cũng dễ khắc phục hơn đó chính là nguyên nhân do bạn chưa chỉnh amply karaoke đúng cách. Bạn có biết 80% lý do để cho âm thanh của dàn karaoke hay và không hú rít là dựa vào amply. Bạn sẽ phải điều chỉnh amply sao cho chính xác và phù hợp nhất. Amply được cân chỉnh không đúng cách thường sẽ gây ra tiếng hú, rít. Bạn cũng nên chọn những dòng amply analog truyền thống có chức năng chống hú nổi bật như: amply Jarguar hoặc California hay amply CASV... Hoặc nếu có điều kiện, hãy đầu tư cho dàn karaoke những amply digital có khả năng chống hú chuyên nghiệp không thua kém các dòng mixer- vang số như amply Bfaudio 9900A Pro hay Amply Tatahun PK800, Amply E3 TX6900.... 

 

Với những nguyên nhân liên quan đến công suất, điều kiện về không gian không thể thay đổi dễ dàng, thì với nguyên nhân do cân chỉnh chưa đúng cách. Vidia hoàn toàn có thể hỗ trợ các bác một cách chi tiết nhất để có một dàn karaoke hay, không bị hú rè 

 

BÍ QUYẾT CHỈNH AMPLY KARAOKE HAY - CHỐNG HÚ:

 

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu về cách chỉnh chi tiết. Các bác đã nắm được hết tất cả các chi tiết nút chỉnh cũng như cổng kết nối trên amply karaoke. Dù sao thì hãy cùng Vidia nhắc lại một lần các chi tiết kỹ thuật trên amply nhé! Đối với những người mới bắt đầu chơi, hiểu về thiết bị tức là bạn đã bắt đầu làm chủ và sử dụng amply một cách hiệu quả, hay và chống hú tốt nhất.


--- Lưu ý : Vidia sẽ giới thiệu minh họa các chi tiết trên amply karaoke jarguar 203N - là dòng amply karaoke giá phổ thông được ưa chuộng tại nhiều gia đình. Các bác cũng có thể tham khảo để thao tác trên các dòng amply khác nhau cùng thuộc phân khúc amply analog gia đình của hãng Jarguar, Paramax, Arirang hay Boston... 

 

Các nhóm nút chỉnh trên amply Jarguar 203N:

chinh-amply-karaoke-hay-chong-hu

Các nút điều chỉnh trên amply karaoke jarguar 203N

 

Amply karaoke Jarguar PA-203N và các dòng amply tương tự đều được thiết kế và  chia thành các nhóm chính sau:

chinh-amly-karaoke-hay-chong-hu-tot

Nhóm nút chỉnh Mic 1/ Mic 2

 

>> Cổng kết nối micro 1-2:

 

--  Gồm 2 chân cắm jack micro có dây dạng 6 ly.

 

>>  Nhóm nút căn chỉnh âm sắc cho MIC 1/2:

 

--  Nút GAIN 20dB giảm nhanh âm lượng của micro xuống (-20dB).

--  Nút VOLUME:  chỉnh âm lượng của micro 1/2.

--  Nút PAN: để cân bằng âm lượng giữa hai loa. Thông thường nên để về hướng 12h với các phòng có thiết kế cân bằng, hai loa được lắp đối xứng với vị trí ngồi.

--  Nút ECHO: chỉnh âm lượng echo cho micro ½.Nhóm nút LO/MID/HI L cân chỉnh chất âm, xử lý tiếng hú (feedback) của các micro ở các dải trầm/ trung/ cao.

 

>>  Nhóm nút cân chỉnh âm vang (ECHO):

chinh-amply-karaoke-hay-chong-hu

Nhóm nút cân chỉnh âm vang (ECHO)

 

--  Nút chọn chế độ Stereo/Mono

--  Nút chỉnh âm lượng của Echo

--  Nút cân chỉnh LO/HI: Cân chỉnh âm trầm/âm cao của Echo.

--  Nút RPT: tăng/giảm số lượng của âm nhại

--  Nút DLY: tăng/giảm tốc độ của âm nhại

 

>> Nhóm nút cân chỉnh MUSIC:

chinh-amply-karaoke-hay-chong-hu

Nhóm nút cân chỉnh MUSIC

 

--  Nút chọn cổng input. Với amply Jarguar 203N thì người dùng chỉ được lựa chọn 1 trong 2 cổng input này.

--  Nút VOL: cân chỉnh âm lượng của nhạc.

--  Nút LO/MID/HI: cân chỉnh âm trầm/ âm trung/ âm cao của bản nhạc.

 

Hầu hết các dòng amply trên thị trường hiện nay như các mẫu amply Jarguar 203N hay Jarguar  506N hay các dòng amply  đến từ các thương hiệu khác như Paramax hay  Nanomax đều có bố trí nhóm nút này với các nút chỉnh giống nhau.

 

>> Nhóm nút điều chỉnh âm lượng MASTER:

 

Là nút chỉnh âm lượng tổng cho micro, tiếng vang và nhạc. Mỗi hãng lại có một cách bố trí các nút chỉnh khác nhau, hoặc gói gọn trong một núm chỉnh hoặc chia nhỏ theo các dải tần.

 

Đến phần quan trọng hơn hết, chính là các thao tác chỉnh amply karaoke. Có một bác gửi đến cho Vidia câu hỏi  "Bộ hát nhà em nghe như là nhà ai đang tập khóc vậy? Lúc thì nó the thé - lúc thì nó ồ ồ. Mặc dù dàn karaoke đúng tiêu chuẩn". "Dàn karaoke hát không thể nào vô nhạc được, mở lớn thì hú rít, mở nhỏ khi không nghe thấy gì?". Những khó khăn đó chính là do người chỉnh chưa tới, chỉnh sai cách. Vậy cách chỉnh amply karaoke hay - chống hú tốt ở bên dưới chính xác là câu trả lời dành cho những câu hỏi trên. 

 

Cách chỉnh amply karaoke hay - chống hú tốt

 

chinh-amply-karaoke-hay-chong-hu-tot

 

Bước 1: Cắm dây micro vào các jack cắm mic. Tùy theo dòng micro có dây hay không dây, bạn muốn cố định kết nối dây mic. Nhưng phải đảm bảo để đầu kết nối chắc chắn. Chỉnh volume của music về mức thấp nhất.


Bước 2: Điều chỉnh volume tổng,volume micro cùng với tất cả chiết áp khác như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí norman (vị trí giữa) mà nhà sản xuất đã thiết kế.


Bước 3: Bật nguồn thiết bị để thử nghiệm tiếng Micro, tùy thuộc vào không gian, khả năng tiêu, cách âm phòng hát mà thay đổi Echo, Dly hay Rpt. Vị trí norman của bạn có thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ đến khi đảm bảo giọng nói không vang quá, và không bị vọng lại nhiều lần.


Bước 4: Chỉnh giọng nói phù hợp với người thiên chất Bass thì đưa volume bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên tress đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây nên những tiếng rít.


Bước 5: Đưa volume music lên sao cho tiếng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh nếu thấy có hiện tượng rú rít phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .


Bước 6: Trong thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra khi chỉnh giọng micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt loa đã chuẩn theo thiết kế vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số cao (Hi) của Micro, Echo, Tổng không cho phép chỉnh quá Norman (giữa) mà các bạn nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ âm thanh phát ra.

 

Lưu ý: Đây là cách chỉnh amply karaoke Jarguar 203N, nhưng cũng là cách chỉnh tổng quát trên các amply analog phổ thông khác. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng tương tự. 

 

>> Chỉnh chống hú trên amply thì khó có thể tuyệt đối được , để chống hú tuyệt đối có thể dùng dàn karaoke digital chuyên nghiệp tại Vidiashop hoặc dùng main Bfaudio RMA4300 + mixer BFaudio K3000

>> Chính amply cho phòng thiếu tiếng bass cũng chỉ tương đối, để phòng có thêm tiếng bass đầy đặn , các bạn có thể dùng thêm Sub karaoke Bfaudio BF 112SA

 

Ngoài ra,nếu dàn karaoke thường xuyên hú rè. Các bạn cũng có thể khắc phục bằng những cách sau..


MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MICRO BỊ HÚ, BỊ RÍT:

 

-- Hạn chế hú rè bằng cách đặt micro và loa xa nhau hoặc tránh hướng bắt micro.

-- Giảm nhỏ âm lượng hoặc tắt luôn.

-- Giảm tần số hồi tiếp bằng cách giảm echo.

-- Giảm tần số gây hú bằng EQ, đây được coi là cách tốt nhất nhưng phải được luyện tập và có kiến thức.

-- Tăng thêm công suất và loa cho hệ thống, bạn có thể sử dụng thêm main công suất. Hiện nay có rất nhiều dòng main có công suất và giá thành phù hợp với các dàn karaoke gia đình. Bạn có thể tham khảo thêm main công suất Bfaudio RMA 4300 hay Main E3 TX-4800..

-- Tuân thủ một số nguyên tắc khi lắp đặt loa trong dàn karaoke gia đình. Vị trí đặt loa làm sao cho mặt loa không hướng vào bắt âm thanh của mic. Chú ý mic càng xa loa càng tốt và mặt loa thì nên hướng về phía người nghe.

-- Xử lý tiêu âm trong phòng karaoke cho chất lượng âm thanh trong dàn karaoke chuyên nghiệp hơn. Tham khảo thêm cách xử lý tiêu âm, tán âm TẠI ĐÂY

 

THAM KHẢO THÊM VIDEO CÂN CHỈNH AMPLY KARAOKE CHỐNG HÚ 

 

 

 

 

Bạn đã biết cách chỉnh amply karaoke vừa hay vừa chống hú tốt chưa? Các thao tác chỉnh không hề khó đúng không nào ? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách chỉnh hoặc muốn tham khảo thêm về các thiêt bị trong dàn âm thanh karaoke, Hãy liên hệ với chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn giúp quý khách mọi thắc mắc liên quan đến thiết bị âm thanh karaoke, hỗ trợ mở phòng hát trên toàn quốc, qua số Hotline: 0902.799.186. Hoặc ghé đến trực tiếp các chi nhánh của Vidia. Tham khảo địa chỉ các chi nhánh Vidia tại: https://vidia.com.vn/pages/lien-he