• Gợi ý từ khóa:
  • Dàn karaoke, Đầu karaoke, Micro karaoke, loa karaoke...

Có gì đặc biệt bên trong cấu tạo của một micro karaoke?

  • Kiều Trang
  • 01/01/2024

Micro karaoke - một thiết bị phổ biến mà hầu như mọi người đều biết, nhất là những ai đam mê ca hát.

 

Vậy anh em có nghĩ một micro karaoke mà chúng ta sử dụng hàng ngày được cấu tạo như thế nào không?

 

Cùng Vidia tham khảo qua bài viết để xem cấu tạo của một micro karaoke nhỏ nhắn thì bao gồm những gì nhé!

 

cau-tao-micro
 

 

 

1. CÁC LOẠI MICRO

Trước khi tìm hiểu cấu tạo thì cùng lướt qua một tí về phân loại micro nào.


Có hàng loạt các loạt micro khác nhau trên thị trường âm thanh từ thương hiệu, tính năng cho đến các kiểu dáng khác nhau. Nhưng trên thực tế người ta vẫn phân ra 2 loại micro chính gồm: Micro không dây và micro có dây.

 

mua-micro-co-day-khong-day
 

 

2. CẤU TẠO MICRO CÓ DÂY

2.1. Cấu tạo bên ngoài

Loại micro này có cấu tạo bên ngoài là phần thân mic hay chính là chỗ tay cầm chúng ta hay sử dụng.

 

Tại phần thân có các nút điều khiển trạng thái của mic và việc sử dụng những nút điều khiển này cũng khá là đơn giản.

 

Bên cạnh đó là lưới thép để bảo vệ các bộ phận bên trong. Lưới thép này có tác dụng rất lớn trong việc ngăn không cho bụi bẩn, giảm cường độ quá lớn tín hiệu âm thanh phát ra từ người hát.

 

2.2. Cấu tạo bên trong


Có thể nói củ mic là bộ phận rất quan trọng của một chiếc micro, củ mic được tạo thành bởi các cuộn nam châm xếp xen kẽ nhau.

Nhiệm vụ của một “em” củ mic là chuyển đổi tín hiệu âm thanh người hát vào thành dạng sóng có tần số và truyền tín hiệu này tới amply.

Ngoài ra, bên trong micro còn có bộ phận nguồn với chức năng chính là  duy trì hoạt động của micro.

 


 

 

3. ĐỐI VỚI MICRO KHÔNG DÂY

3.1. Cấu tạo bên ngoài:

Cấu tạo của một micro không dây thì phần bên ngoài được chia thành 3 phần cơ bản, rất dễ để nhận biết bằng mắt thường:

- Phần đầu có chụp tròn lưới sắt hay nhựa bảo vệ micro.

- Phần thân micro là phần anh em hay cầm khi hát, trên thân còn có nút tắt mở.

- Phần cuối là chỗ nắp pin.

 

3.2. Cấu tạo bên trong:

Xét về âm thanh thì phần này khá là quan trọng và khá là trừu tượng nên anh em nên tập trung đọc kĩ để hiểu rõ hơn nhé.

 

Vẫn là em củ mic quan trọng với một chiếc micro, phần này gồm có màng rung, cuộn dây, nam châm.

 

Sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ sinh ra suất điện động cảm ứng trên dây dẫn.

 

Trong micro điện động các dao động âm cưỡng bức dây dẫn sẽ sinh ra sức điện động âm tần cảm ứng.

 

Sóng âm thanh từ bên ngoài vào sẽ làm màng rung rung theo tần của âm thanh và sự rung động này sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều và truyền tới amply.
 


 

Mỗi chiếc micro có cấu tạo khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Anh em hãy tham khảo kĩ cấu tạo của một micro karaoke rồi lựa chọn để là người tiêu dùng thông thái nhất nhé.

 

Trên đây là những chia sẻ của Vidia về cấu tạo của một micro karaoke theo từng loại: có dây và không dây, hy vọng đó là những thông tin bổ ích dành cho anh em trong việc mong muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị âm thanh nhé!

 

Nếu có bất kì thắc mắc nào về các thiết bị âm thanh, hãy để lại bình luận bên dưới để nhân viên kĩ thuật của Vidia tư vấn ngay.

 

Hoặc tham gia chém gió, trao đổi, hỏi đáp về âm thanh chuyên nghiệp cùng toàn thể anh em trên cả nước qua nhóm “Cộng Đồng Anh Em Sử Dụng Thiết Bị Karaoke - Hỏi, đáp, hướng dẫn sử dụng” trên Facebook tại đây nhé!

 

vnkara
 

Để có một chiếc micro chuẩn với giá tốt, đừng ngần ngại liên hệ với Vidia để nhận nhiều ưu đãi nhé anh em. Liên hệ với Vidia tại đây hoặc để lại bình luận bên dưới, tụi mình sẽ tư vấn ngay cho anh em!

 

Có thể anh em quan tâm:

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên


Bài viết liên quan


0
VIDIA back to top