• Gợi ý từ khóa:
  • Dàn karaoke, Đầu karaoke, Micro karaoke, loa karaoke...

Hướng Dẫn Cách Kết Nối Main Với Hệ Thống Âm Thanh

Sử dụng cục đẩy công suất là một trong những biện pháp nhằm tăng công suất của hệ thống dàn âm thanh, khi mà amply thường không thể đủ công suất tải. Bạn sẽ thường thấy sự xuất hiện của cục đẩy công suất ở những dàn âm thanh chuyên nghiệp, và ngày nay nhiều dàn karaoke gia đình muốn sỡ hữu chất lượng âm thanh vượt trội cũng thường xuyên phối ghép main-cục đẩy công suất vào hệ thống âm thanh. Để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên nắm một vài kiến thức nhất định về cách phối ghép và hướng dẫn sử dụng cục đẩy công suất.


MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG VỀ CỤC ĐẨY CÔNG SUẤT


Cục đẩy công suất là thiết bị có chức năng tăng công suất cho dàn âm thanh karaoke. Hỗ trợ âm thanh ra loa mạnh mẽ , sống động hơn.  Với khả năng của mình, cục đẩy công suát có thể cùng lúc tải được 4-5 cặp loa công suất lớn ( tùy vào từng dòng cục đẩy công suất).


Ngoài ra, cục đẩy công suất còn  giảm độ méo tiếng của loa, giúp cho các thiết bị trong dàn hoạt động hoạt động ổn định không gây ra quá tải làm cháy hỏng .


sơ đồ đấu nối cục đẩy công suất với dàn âm thanh


Trước khi tìm hiểu về cách kết nối cục đẩy công suất với các thiết bị trong dàn âm thanh –karaoke. Vidia lưu ý bạn một số vấn đề :


-     Với dàn âm thanh sử dụng cục đẩy công suất, thì dây cấp nguồn cho toàn hệ thống dàn luôn phải đảm bảo, dây chắc chắn và đủ lớn để đảm bảo truyền tải điện ổn định. Điểm tiếp xúc chắc chắn. Sử dụng nguồn điện ổn định. Việc cấp nguồn chỉ thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối và lắp đặt.


-     Luôn phải làm dây tiếp đất cho main trước khi sử dụng main. Cách làm rất đơn giản: lấy một dây điện lõi đồng , một đầu tiếp xúc với đầu nối đất trên main- cục đẩy công suất, đầu còn lại đóng đinh vào tường hoặc nối thẳng chạm xuống mặt đắt.


-     Tắt nguồn của thiết bị trước khi kết nối với các thiết bị trong dàn.


-     Tránh để main tiếp xúc với nước, lửa, môi trường ẩm thấp. Tránh để main bị rơi, bị va đập làm hư hỏng.


-     Khi thao tác, cần cẩn thận tránh bị giật điện. Một số trường hợp bị giật nhẹ do thiết bị rò điện nên khi chạm vào thiết bị tốt hơn tránh tiếp xúc tay trực tiếp với main, chân nên đi tất(dép).


-     Lắp đặt main nên tránh khu vực từ trường, nên đặt ở mặt phẳng và nên có biện pháp cho rung.


-     Đấu 1+ và 1- với dây tín hiệu loa. Đặc biệt không được chập dây 1+ cùng dây 2+, 1- và 2- đi với nhau. Với các máy có chức năng balance sẽ gây ngắt hoặc hư hỏng cho main.


-    Đi dây nên chú ý không quấn vòng hoặc đi song song với dây nguồn điện để tránh gây ù nhiễu.


-    Các kết nối phải chắc chắn. Nếu kết nối lỏng lẽo dễ gây ù xì, hay âm thanh bị nhiễu.


-    Kiểm tra các nút đảo pha ( nếu có), cùng chế độ chọn parallel, bridge, stereo.


-    Vặn volume về 0 trước khi bật nguồn để tránh hư hỏng loa. Sau khi bật nguồn main thì bạn cần phải chờ khoảng 5 giây sau đó mới vặn volume tăng lên một cách từ từ.


-   Không nên vặn volume ở mức cao nhất, trong trường hợp cần thiết thì nên để volume ở vị trí tiệm cận max (80%-90%) là tốt nhất.


CÁCH KẾT NỐI MAIN VỚI CÁC THIẾT BỊ TRONG DÀN ÂM THANH


Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với loa karaoke:

đấu nối cục đẩy công suất với loa

Có 3 cách kết nối cục đẩy công suất với loa karaoke tùy thuộc vào chế độ tải  bạn đang sử dụng và số lượng loa trong dàn.


Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Bạn có thể sử dụng stereo khi ta tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc môn – stereo và để ở vị trí giữa dual. Với cách đấu nối này chỉ thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý, khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10 Ohm 30% nhưng máy chạy nóng hơn.


Đấu nối Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó.


Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế dộ 70V. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của amli chỉ xử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.


Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge – mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên gấp đôi ( thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).


Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với amply karaoke/ mixer karaoke


Với amply karaoke :

đấu nối cục đẩy công suất với amply

Bạn tìm đến đường LINEOUT của amply như trên hình, và đường CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất, kết nối từ LINEOUT của amply tới CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất như trên hình. Vẫn theo nguyên lý từ OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.


Với mixer karaoke :

đấu nối cục đẩy công suất với mixer

Tìm cổng MR và ML trên mixer như hình , kết nối vào đường CH.A/ CH.B- INPUT của main BFaudio RMA 4300 ( minh họa trên hình).


Vẫn theo nguyên lý từ OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.


Kết nối và sử dụng cục đẩy công suất với các thiết bi trong dàn âm thanh không phải là việc đơn giản. Nhưng hi vọng với những chia sẻ trên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ và có thể phối ghép và sở hữu dàn âm thanh karaoke chất lượng và làm hài lòng bạn nhất. Nếu bạn còn băn khoăn hay muốn trải nghiệm thêm về sản phẩm. Mời bạn ghé đến các chi nhánh của Vidia hoặc gọi Hotline 0902.766.186 để được tư vấn thêm và trải nghiệm sản phẩm.



Bài viết liên quan


Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0
VIDIA back to top